Kem chống nắng: Có những Loại gì – Dạng nào – Nên dùng khi?

Để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím (UV) từ mặt trời, hay các loại ánh sáng có hại cho da như ánh sáng xanh thì dùng kem chống nắng là một trong những phương pháp hiệu quả và phổ biến nhất. Dùng kem chống nắng để bảo vệ da thì ai cũng biết, nhưng hiểu về kem chống nắng ít ai biết được: Kem chống nắng có những Loại gì? Dạng nào và Nên dùng khi nào? Hãy tìm hiểu cùng NATURE PCS nhé!

Kem chống nắng có những loại gì?

Theo nguồn thông tin trên Bách Khoa Toàn Thư Wiki Pedia Việt Nam thì kem chống nắng có 2 loại chính đó là:

  • Kem chống nắng Vật Lý.
  • Kem chống nắng Hóa Học.

Vậy kem chống nắng Vật Lý hay Hóa Học có ưu nhược điểm thế nào? Tại sao lại phân ra thành hai loại như thế. Dùng loại nào thì tốt hơn?

Kem chống nắng Vật Lý

Kem chống nắng Vật Lý là gì? Kem chống nắng Vật Lý (Sunblock) chính là những loại kem chống nắng vô cơ thường có các thành phần từ titanium dioxide và zinc oxide ít gây kích ứng da và chống nắng tốt. Trong đó, Titanium dioxide là thành phần có tác dụng chính tạo lớp màng bảo vệ da có khả năng phản chiếu lại ánh sáng mặt trời, khuếch tán ngăn chặn các tia uv.

Ưu điểm của kem chống nắng Vật Lý là:

  • An toàn cho trẻ nhỏ và những người có làn da nhạy cảm.
  • Lớp màng chống nắng trong thời gian dài, không phải thoa lại kem chống nắng nhiều lần trong ngày. (Nếu không tiết nhiều mồ hôi, hoạt động ngoài trời hay tiếp xúc với nước).
  • Tác dụng chống nắng tức thì, bảo vệ da khỏi tia UVA và UVB.

Nhược điểm của kem chống nắng Vật Lý là:

Khi thoa kem chống nắng Vật Lý lên da sẽ trông thấy kem, nếu người có làn da ngăm dùng dễ bị lộ.

Kem dễ gây bít – tắc lỗ chân lông và gây ra mụn do chất kem dày và đặc.

Lớp màng chống nắng nhanh trôi. (Nếu da ra mồ hôi nhiều, hoạt độc ngoài trời hay tiếp xúc với nước).

chong nang vat ly
Hình ảnh: kem chống nắng vật lý tạo lớp màng phản chiếu lại ánh nắng mặt trời.

Kem chống nắng Hóa Học

Kem chống nắng Hóa Học là gì? Kem chống nắng Hóa Học (Sunscreen) là những loại kem chống nắng hữu cơ thường có các thành như: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone, octylcrylene và benzophenone hoạt động như màng lọc, có khả năng chống lại tia cực tím hấp thụ tia UVB và lọc một phần UVA, xử lý, phân hủy trước khi có thể làm da bị cháy nắng.

Đặc biệt, octylcrylene và benzophenone, có bộ lọc UVA tốt, nhất là avobenzone (parsol 1789) có khả năng lọc hoàn toàn UVA.

Ưu điểm của kem chống nắng Hóa Học là:

  • Kết cấu mỏng nhẹ, ít nhờn rít, ít gây bít tắc lỗ chân lông, phù hợp sử dụng hằng ngày.
  • Thẩm thấu vào da tối ưu, không để lại vệt trắng hay gây bóng dầu.
  • Có thể sử dụng thay kem lót trang điểm.
  • Có những loại có khả năng kháng nước.
  •  Đa dạng với các chỉ số SPF phù hợp với nhu cầu đa dạng của người dùng.

Nhược điểm của kem chống nắng Hóa Học là:

Vì là kem chống nắng thành phần Hóa Học nên có thể gây kích ứng da.

Bền vững không cao, nên thường phải bôi lại trong ngày.

Gây cay mắt (Nếu tiếp xúc gần với mắt).

Tác dụng chống nắng sau 15 – 20 phút bôi.

Lưu ý: Độ SPF của kem chống nắng càng cao thì càng dễ gây kích ứng da.

chong nang hoa hoc
Hình ảnh: kem chống nắng hóa học, hấp thụ & thẩm thấu

Nên dùng kem chống nắng Vật Lý hay Hóa Học

Như đã viết ở trên thì bạn cũng đã biết kem chống nắng Vật Lý và kem chống nắng Hóa Học có những ưu và nhược điểm nổi bật. Nên dùng kem chống nắng loại nào? Vậy trước tiên bạn phải biết được da bạn là làn da gì: khô, dầu hay hỗn hợp và nhu cầu dùng kem chống nắng khi: đi làm, đi chơi, đi bơi hay đi biển …vv.

Nếu bạn có làn da nhạy cảm: thì chọn kem chống nắng Vật Lý với các lành phần lành tính.  Công nghệ sản xuất kem chống nắng hiện nay, có rất nhiều kem chống nắng hóa học đáp ứng được những ưu điểm của kem chống nắng Vật Lý. Bạn có thể tìm cho mình những sản phẩm kem chống nắng Hóa Học có thành phần Thiên Nhiên – Lành Tính không gây kích ứng da một cách dễ dàng trên thị trường Mỹ Phẩm Chất Lượng.

Nếu bạn có làn da dầu: thì chọn kem chống nắng Hóa Học với kết cấu mỏng nhẹ, thẩm thấu tối ưu là lựa chọn tốt nhất.                                

so sanh kem chong nang vat ly va kem chong nang hoa hoc
Hình ảnh: so sánh kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học.

Ngoài ra còn có loại: Kem chống nắng Vật Lý lai Hóa Học. Loại này khắc phục nhược điểm của kem chống nắng Vật Lý và kem chống nắng Hóa Học trước đây, giữ lại những ưu điểm bào vệ da tốt nhất.

Tham khảo các sản phẩm kem chống nắng Vật Lý lai Hóa Học dạng Gel và Xịt của Nhật Bản:

Kem chống nắng có những Dạng nào?

Trên thị trường Mỹ Phẩm hiện nay, kem chống nắng đang rất đa dạng:

  • Kem chống nắng dạng xit
  • Kem chống nắng dạng gel
  • Kem chống nắng dạng sữa
  • Kem chống nắng dạng kem
  • Kem chống nắng dạng khan lau

Mỗi dạng kem chống nắng khách nhau cho bạn cảm giác trải nghiệm khi sử dụng khác nhau. Tùy vào làn da của bạn là da gì thì hãy chọn cho mình dạng kem chống nắng phù hợp nhất.

  • Dạng xịt mang lại cảm giác thông thoáng dễ chịu, phù hợp do da dầu.
  • Dạng gel mang lại cảm giác mát lạnh khi sử dụng, phù hợp trong ngày hè
  • Dạng sữa hay kem chông nắng tối ưu, phù hợp mọi loại da.

Mẫu mã cũng như tính chất từng dạng riêng biệt, đáp ứng nhu cầu sử dụng trong từng môi trường – hoàn cảnh khác nhau.

Nên dùng kem chống nắng dạng gì, trong hoàn cảnh như nào?

  • Kem chống nắng dạng xịt: thường dùng cho người thường xuyên ở trong nhà như dân văn phòng.
  • Kem chống nắng dạng gel: thường được nhiều người lựa chọn cho những ngày nóng ẩm.
  • Kem chống nắng dạng sữa: phù hợp với nhiều môi trường hoàn cảnh
  • Kem chống nắng dạng kem: phù hợp đi biển, bơi.
  • Kem chống nắng dạng khăn lau: dùng cho người thường xuyên ở trong nhà.

Tuy nhiên vẫn có kem chống nắng dù ở dạng nào thì nó vẫn đáp ứng được tất cả điều kiện, hoàn cảnh và môi trường người dùng cần sử dụng như:

Xịt chống nắng Illumi hay Parasola chống nắng toàn thân tối ưu khi đi bơi hay đi biển.

Tóm lại: Dù bạn dùng kem chống nắng Vật Lý, kem chống nắng Hóa Học hay kem chống nắng Vật Lý lai Hóa Học ở dạng Gel, Xịt, Kem, Sữa kể cả khăn lau thì điều quan trọng nhất để ngăn ngừa ung thư da là bảo vệ da khỏi tia UVA, UVB, UVC rất quan trọng.

Rate this post

Bài viết liên quan

boi kem chong nang bi vet trang

Cách bôi kem chống nắng không bị vệt trắng

Bôi kem chống nắng để lại vệt trắng trên mặt…

di ung kem chong nang

Dị ứng kem chống nắng cần phải làm gì khi bị ngứa, lên mụn

Kem chống nắng bảo vệ da khỏi tác hại của…

tẩy trang bằng mật ong

TỐT NHẤT nên tẩy trang kem chống nắng bằng gì

Việc tẩy trang là rất quan trọng và cần thiết,…

Cách dùng kem chống nắng đúng cách, không bị mụn.

Cách sử dụng kem chống nắng để không bị mụn ẩn

Với cái thời tiết vào hè nóng nực oi bức…

có nên chống nắng vào ban đêm trước khi đi ngủ

Có nên bôi kem chống nắng trước khi đi ngủ

Chúng ta thường nghĩ rằng, vào buổi tối khi mặt…

Bôi kem chống nắng lượng bao nhiêu là đủ

Bôi kem chống nắng một ngày mấy lần, bao nhiêu là đủ?

Để bảo vệ làn da của mình trong mùa hè…

Gel chống nắng thách thức nắng hè

Gel chống nắng Naris có TỐT như lời đồn?

Bạn đang tìm kiếm “Gel chống nắng Naris”? Liệu sản…

kem chống nắng handmade

Mách bạn cách tự làm kem chống nắng Handmade từ thiên nhiên

Tự làm kem chống nắng Handmade tại nhà là lựa…

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *