Kem chống nắng bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV , ngăn ngừa cháy nắng và hình thành các đốm nâu sạm nám trên da, vì vậy được các chị em phụ nữ chọn dùng hằng ngày. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp bị dị ứng với loại kem chống nắng đã mua dùng.
Dị ứng kem chống nắng do đâu?
Ở các bài viết trước chúng ta từng tìm hiểu và biết được rằng, kem chống nắng có 2 loại chính là kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học và một loại kem chống nắng mới người ta đặt tên cho loại thứ 3 này là kem chống nắng vật lý lai hóa học.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thì một số thành phần có trong kem chống nắng có khả năng làm da dị ứng cho da là: Amino Benzoic Acid (PABA) oxybenzone hoặc benzophenone-3, cinnamates, dibenzoylmethanes.
Một số trường hợp khác bị dị ứng hoặc nhạy cảm với chất tạo hương thơm và chất bảo quản có trong kem chống nắng mà các nhà sản xuất thường thêm vào.
Ngoài ra, còn có thể dùng phải kem chống nắng giả, kém chất lượng hoặc dùng phải kem chống nắng hết hạn.
Dị ứng kem chống nắng
Người nào dễ bị dị ứng kem chống nắng
Một số người có khả năng cao bị dị ứng kem chống nắng chẳng hạn: người bị viêm da cơ địa, người thường xuyên phải hoạt động ngoài trời nắng, điều kiện môi trường khắc nghiệt, những vùng da đang bị tổn thương được thoa kem chống nắng, dùng mỹ phẩm của nhiều hãng khác nhau và trộn lẫn vào nhau trong quá trình sử dụng. Cũng có những trường hợp da mạn tính liên quan da bị tổn thương do tiếp xúc nắng.
Người bị viêm da tiếp xúc hoặc nhạy cảm với các thành phần hóa học có trong kem chống nắng cũng khiến tăng nguy cơ mắc dị dứng kem chống nắng.
Viêm da tiếp xúc kích ứng: trường hợp này thường gặp ở những người có làn da nhạy cảm, hoặc da đang mắc các bệnh da liễu như chàm, vảy nến.
Dị ứng kem chống nắng với các biểu hiện ngứa, lên mụn phải làm sao?
Sau khi bôi kem chống nắng thì bị ngứa và lên mụn, hoặc tình trạng này xuất hiện sau một ngày bôi kem chống nắng.
Triệu chứng bị dị ứng kem chống nắng
Triệu chứng bị dị ứng kem chống nắng: ngứa và lên mụn
Da bị ngứa cảm giác như ngàn con kiến đang đốt, vùng bôi kem đỏ và nóng râm ran và bắt đầu nổi mụn nước li ti mọc trên những vùng da tiếp xúc với kem chống nắng.
Tình trạng có thể kèm theo viêm da, phát ban là những dấu hiệu của dị ứng mạnh, nếu không xử lý kịp sẽ để lại hậu quả nặng.
Các lỗ chân lông ngứa và châm chích tình trạng này thường xuất hiệt ở những sản phẩm có chứa BHA là viết tắt của cụm từ tiếng anh (Beta Hydroxy Acid) thuộc nhóm axit, được biết đến với công dụng tuyệt vời có tác dụng chính là làm sạch sâu và cũng vì tính chất này mà khiến da dễ kích ứng với sản phẩm, AHA AHA (viết tắt của Alpha Hydroxy Acid) là một dạng acid gốc nước AHA khi tiếp xúc với da, chúng loại bỏ các lớp sừng và tế bào chết, kích thích tế bào già cỗi bong ra.
Chữa trị dị ứng kem chống nắng cấp tốc
Việc đầu tiên khi bạn phát hiện mình bị dị ứng kem chống nắng đó là, dừng ngay việc sử dụng. Sau đó làm sạch, tẩy trang kem chống nắng đúng cách để lấy hết kem chống nắng đã thoa trước đó khỏi da của bạn.
Trường hợp nhẹ, sẽ tự giảm ngay sau khi kem chống nắng đã được làm sạch trên da.
Nếu da xuất hiện tình trạng bỏng, rát, phồng rộp có thể bạn cần đi khám để được bác sĩ chỉ định dùng thuốc.