Chắc hẵn là mỗi bà mẹ có con nhỏ nào cũng đều quan tâm tới việc chống nắng cho trẻ nhỏ. Bởi da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, cần được chăm sóc đặc biệt. Việc lựa chọn những sản phẩm bôi lên da trẻ nhỏ cần hết sức chú ý. Hãy tìm hiểu cùng NATURE PCS xem, da của trẻ nhỏ cần chọn sản phẩm sữa chống nắng như nào? Mua ở đâu uy tín nhé!
Da trẻ em nhạy cảm như thế nào?
Da trẻ em vô cùng nhạy cảm, khác với làn da người lớn da trẻ em dễ bị kích ứng và phát ban rôm sảy.
“Bs. Phạm Thị Bạch Tuyết, khoa sơ sinh – Bệnh viện nhi đồng 2 cho biết, trong 12 thang đầu đời sau sinh, da của em bé mỏng manh và nhạy cảm như một tờ giấy mỏng, chỉ bằng 1/5 da người lớn, nên dễ kích ứng với tác nhân bên ngoài. Bên dưới làn da ấy, cha mẹ có thể nhìn thấy những mạch máu li ti của trẻ nhỏ.
Trong khoảng thời gian đầu, da của bé chưa ổn định nên dễ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Để bảo vệ an toàn cho làn da của bé, theo Bs.Tuyết, phải hẹn chế cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ban ngày và nhớ bảo đảm che chắn da con thật cẩn thận.”
Theo báo : sức khỏe đời sống đưa tin.
Nguyên nhân khiến da trẻ nhạy cảm
Da nhạy cảm, dễ bị tác động bởi những tác nhân bên ngoài từ những sản phẩm thông thường người lớn dùng hằng ngày cũng có thể khiến da của trẻ nhỏ kích ứng, ví dụ: hóa chất từ vải trong quần áo trẻ mặc, sản phẩm vệ sinh, thời tiết…
Da bé mỏng manh, các sợi đàn hồi trên da ít khiến cho các chất dễ kích ứng qua da và làm da nhạy cảm.
Lớp da ngoài cùng yếu ớt – non mỏng hơn 3 -5 lần so với làn da của người lớn, được tạo thành từ các tế bào nhỏ hơn nên làm tăng sự hấp thụ các chất kích thích, điều này khiến da trẻ nhỏ dễ dàng bị dị ứng.
Da trẻ em từ 8 – 24 tháng tuổi bắt đầu phát triển và có độ ẩm, thường độ ẩm da trẻ nhỏ sẽ tốt hơn so với người lớn nhưng mức độ nhiều, nên đôi khi sẽ bị mất nước dẫn tới khô da.
Da trẻ sơ sinh có độ ph gần bằng trung tính, theo sự phát triển của trẻ nhỏ thì độ axit da trẻ sẽ tăng dần lên.
Nhiều sản phẩm có hóa chất và sản phẩm có tính kiềm có thể làm độ ph trên da của bé bị ảnh hưởng, phá vỡ độ ph trên da và gây kích ứng da.
Da trẻ nhỏ không có nhiều melanin, trong khi đó thành phần melanin lại đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ da tránh khỏi tác hại của các tia tử ngoại, giảm nguy cơ ung thư da do hấp thụ ánh sáng hiệu quả lên tới 99,9%. Vì ít sắc tố bảo vệ nên da của trẻ nhỏ dễ bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, lớp da mỏng bên ngoài cùng lại làm tăng sự hấp thụ tia cực tím nhiều.
Ngoài những nguyên nhân trên còn do các yếu tố môi trường như thời tiết, kích ứng các sản phẩm gia dụng, sản phẩm chăm sóc da.
Các bệnh về da trẻ sơ sinh dễ gặp
Làn da của trẻ nhỏ mỏng và nhạy cảm thường dễ mắc các bệnh về da như: Chàm sữa, Viêm da có mủ, Rôm sảy, Hăm tã, Mụn nhọt, Mề đay, Nổi mẩn phát ban, Mụn vảy đỏ, Chốc lở, Mụn sữa, Vàng da…Bệnh gây ngứa ngáy, có mùi, khó chịu khiến trẻ quấy khóc. Mặc dù bệnh không nghiêm trọng tới mức nguy hiểm tính mạng trẻ nhỏ, nhưng phụ huynh cũng cần nên để ý và giúp con của mình tránh những ảnh hưởng sức khỏe và thẩm mỹ của con.
Bệnh chàm sữa trên da ở trẻ
Chàm sữa Eczema hay lác sữa (dân gian thường gọi) là một bệnh trên da ở trẻ nhỏ. Vệt chàm thường xuất hiện hai bên má, mọc đối xứng nhau, có thể lan ra toàn thân. Đôi khi bệnh chàm sữa còn xuất hiện ở những nơi có nếp gấp như: khuỷu tay, khuỷu chân…nhưng đặc biệt lại ít xuất hiện ở vùng nách hay vùng bẹn bé mặc tã lót.
Các mẫn đỏ,mảng hồng kèm theo mụn nước liti, đôi khi bị nặng thì có thể xuất hiện cả dịch vàng chảy ra, da trẻ vùng bị chàm sữa sẽ thô ráp. Nguyên nhân có thể do da của bé khô, yếu; tiếp xúc với chất gây dị ứng: lông thú nuôi, bụi, vải, thuốc lá …; Vi khuẩn.
Bệnh gây cảm giác khó chịu, khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc, bỏ bú hoặc bú kém đi.
Để phòng và điều trị bệnh Eczema, cha mẹ cần tắm rửa vệ sinh cho trẻ hằng ngày, sạch sẽ nhưng tuyệt đối không dùng xác ẩn phẩm tắm có xà phòng gây kích ứng. Da của trẻ cần được lau khô, sạch sẽ sau khi tắm, hằng ngày cũng nên bôi kem cấp ẩm làm mềm da, kết hợp với các loại thuốc chống viêm lên các nốt chàm của trẻ nhỏ.
Viêm da tiết bã thường gặp ở trẻ sơ sinh
Bệnh viêm da tiết bã hay dân gian còn gọi là “bệnh cứt trâu” thường gặp ở trẻ nhỏ có độ tuổi từ 0 tới 3 tháng tuổi chiếm tỉ lệ 10% trường hợp bệnh. Bệnh không lây lan, cũng không phải do vệ sinh không sạch sẽ, bệnh có thể kết thúc sớm sau thời gian ngắn mắc bệnh, nhưng cũng có những trường hợp kéo dài tới khi trẻ lớn từ 1 tới 4 tuổi.
Bệnh thường xuất hiện ở những trẻ có da dầu, và những vùng nhiều chất nhờn sau tai, lông mày, mũi, nách, hang, vảy thường có màu vàng trắng, những mảng như gàu gây ngứa và khó chịu.
Viêm da có mủ
Bệnh viêm da có mủ là do bị nhiễm khẩn tự và liên cầu, bệnh thường xuất hiện trên da trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, chưa phát triển hoàn chỉnh, nếu da bị xây xát, thương tổn sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập và phát triển.
Rôm sảy
Rôm sảy là căn bệnh ngoài da trẻ em thường dễ mắc phải, nhất là những ngày thời tiết oi bức, nóng nực, cơ thể trẻ nhỏ tiết nhiều mồ hôi, nếu cha mẹ không để ý vệ sinh sạch sẽ cho trẻ nhỏ thì hiện tượng mồ hôi làm bít tắc lỗ chân lông, da trở nên sần sùi mẩn đỏ có thể dày lên và lan khắp cơ thể.
Phụ huynh cần chú ý tới những vùng mồ hôi thường xuất hiện nhiều, ứ đọng. Bệnh không quá nghiêm trọng, tuy nhiên để trẻ không phải khó chịu.
Hăm tã
Hăm tã bệnh thường gặp ở các bé từ 8 tới 10 tháng tuổi, đặc biệt da những bé dễ nhạy cảm với chất liệu tã. Hăm tã có triệu chứng nóng đỏ, đau rát, thường vùng da bị tổn thương này sẽ bị đóng vảy sau
Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc xảy ra ở trẻ nhỏ là một tình trạng da bị dị ứng với một số hóa chất tiếp xúc với da và có thể gây phát ban, dị ứng, mẩn đỏ.
Mụn sữa, nang kê
Có đến 20 tới 40 % trẻ sơ sinh bị mọc mụn sữa (tiếng anh là Milia), đây là mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh, loại mụn này có trên da trẻ nhỏ là do trẻ nhận hormin từ mẹ, trẻ bị phì đại tuyến bã. Sau khi sinh ra khoảng một tuần mụn sữa này có khả năng xuất hiện trên da của trẻ, mụn xuất hiện ở má, trán, cằm và có thể mọc ở lưng. Tình trạng mụn sẽ nặng lên hoặc tấy đỏ khi bị kích ứng do tiếp xúc với nước bọt, sữa mẹ, chất tẩy rửa.
Vì vậy, đối với những trẻ có mụn sữa cần: giữ vệ sinh, tránh chà xát lên các đốm mụn, tắm cho con bằng nước sạch đun sôi, để nguội và sữa tắm dịu nhẹ dành cho trẻ sơ sinh. Tránh để phòng quá nóng, hoặc mặc nhiều quần áo. Giữ cho môi trường, nhiệt độ mát cho cơ thể trẻ.
Đặc biệt mẹ cũng nên tránh đồ ăn dễ gây kích ứng, cay, nóng.
Bệnh mụn sữa ở trẻ sơ sinh sẽ biến mất trong vào tuần, có thể lên tới vài tháng. Nếu thời gian bị lâu quá không khỏi kéo dài tới 3 tháng thì các chuyên gia da liễu khuyên cha mẹ của trẻ nên mang trẻ đi khám bác sĩ da liễu ngay, để có phương án giải quyết cụ thể.’
Ngoài một số bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ kể tới trên, thì còn có một số bệnh trên da ở trẻ nhỏ thường mắc phải như: mề đay, nổi mẩn – phát ban, mụn vảy đỏ…
Cách chăm sóc da trẻ sơ sinh khoa học
Để tránh làm tổn thương da bé con, các bậc phụ huynh cần chú ý cách chăm sóc da cho trẻ một cách cẩn thận, đúng cách. Da của bé bị tổn thương là do sức đề kháng da của con còn mỏng manh và non, chưa thể chống lại các tổn thương bởi tác động của môi trường và vi khuẩn. Chăm sóc da ở trẻ sơ sinh cần phải làm đúng và khoa học. Cha mẹ nên:
Tránh để da trẻ phải tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng, chọn quần áo nên là các loại vải mềm. Tránh gây cọ xát dù là nhẹ trên da của trẻ nhỏ, vì lớp da mỏng manh của trẻ dễ dàng bị tổn thương bởi cả những va chạm nhẹ.
Không nên dùng chất tẩy rửa: xà phòng dễ làm kích ứng da của con.
Giữ độ ẩm trên da của con, da của con dễ bị mất nước và mất cân bằng độ ẩm trên da.
Tránh cho con tiếp xúc với môi trường không sạch sẽ, khi thay tả lót cho con không nên để con tiếp xúc với phân và nước tiểu quá lâu. Nên sử dụng các sản phẩm chăm sóc, đồ mặc lên người con dịu nhẹ, mềm mại.
Ngoài những môi trường không sạch thì con cũng cần được tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, độc hại.
Vi khuẩn có thể xuất hiện và sinh sống ngay sau khi bé con sinh ra, cha mẹ cần giữ vệ sinh, cân bằng độ ph trên da phù hợp sinh lý da của con.
Lưu ý khi chọn sữa chống nắng cho trẻ
Thực tế da trẻ nhỏ mỏng hơn gấp mấy lần so với da của người lớn, sức đề kháng của da, chất melanin chống lại tác hại của tia cực tím là rất yếu ớt, vì vậy việc trẻ nhỏ dùng kem chống nắng giúp phần nào bảo vệ da trẻ khỏi tác nhân tia cực tím làm hại da.
Trẻ dùng kem chống nắng khi nào
Da trẻ nhỏ từ khi sinh ra tới 3 tuổi, là thời điểm da thường mắc phải nhiều bệnh ngoài da kể trên. Sở dĩ, da trẻ mỏng manh, yếu ớt ít melanin bảo vệ da, không có khả năng chống lại bức xạ tia cực tím.
Ngoài ra, da trẻ nhỏ dễ hấp thụ nắng qua da, cao hơn người lớn.
Cha mẹ thường có thói quen phơi nắng, giúp trẻ hấp thụ vitamin D phát triển xương, chống bệnh còi xương ở trẻ nhỏ. Điều này, dẫn đến việc gia tăng sắc tố da và dễ gây nhiều đột viến di truyền.
Gay gắt nhất là vào mùa hè da của trẻ nhỏ dễ bị bỏng, mặc dù được bảo bọc ở trong nhà hay được che chắn khi ra ngoài.
Thời điểm nắng làm cháy da trẻ nhỏ kể cả người lớn mạnh nhất là vào buổi trưa, đặc biệt là nắng hè, nền nhiệt cao.
Trẻ dùng kem chống nắng khi nào? Trẻ dưới 1 tuổi mẹ nên bảo vệ trẻ và che chắn cho trẻ, chú ý nền nhiệt trong và ngoài nhà, giữ nhiệt độ mát mẻ, môi trường thoáng mát, lau mồ hôi và vệ sinh sạch để da trẻ lúc nào cũng khô thoáng.
Trẻ từ 1 tuổi trở lên là đã có thể dùng kem chống nắng, việc bôi kem chống nắng khi đi ra ngoài là rất cần thiết để bảo vệ làn da non yếu của trẻ. Chỉ số chống nắng cho trẻ nhỏ các chuyên gia da liễu khuyên dùng: chỉ số SPF >= 15 (Kem chống nắng cho trẻ em có giá trị SPF 30-50 là phù hợp nhất. ) trên mặt, mu bàn tay em bé.
Không phải sản phẩm chống nắng nào, cũng có thể sử dụng được cho da của trẻ nhỏ, bởi những chỉ số chống nắng và thành phần trong kem chống nắng dành cho người lớn thường có những thành phần mà có thể có khả năng mẩn cảm và kích ứng trên da của trẻ nhỏ. Chính vì thế mà các bậc cha mẹ cần để ý tới các sản phẩm chống nắng chuyên dụng cho trẻ nhỏ.
Các thương hiệu chống nắng nổi tiếng cho trẻ
Theo trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, chỉ cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong vòng 15 phút đã có thể khiến da bị tổn thương bởi tia cực tím. Tác động của tia cực tím gây lão hóa da sớm, nặng hơn nữa có thể khiến da bị ung thư.
Nhãn hiệu sản phẩm chống nắng cho trẻ em một tuổi trở lên mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo:
Nhàn hiệu sản phầm chống nắng cho trẻ em từ 5 – 6 tuổi trở lên, thành phần 100% thiên nhiên, an toàn lành tính với da trẻ nhỏ được sản xuất bởi thương hiệu Naris Nhật Bản, bạn có thể tham khảo: Gel chống nắng Naris Purece Body Mild Watery Uv
Sản phẩm chống nắng dạng gel không màu, sử dụng được cho cả trẻ em và phụ nữ. Gel chống nắng không hương liệu, nhẹ nhàng và lành tính, chiết xuất từ 7 loại thảo mộc giúp da giữ ẩm, bảo vệ da khỏi tác hại của tia uv:
- Cúc kim tiền: giúp kháng viêm, làm lành vết thương.
- Hoa ngô, Hoa cỏ bang, Bạc hà: làm mát da, ngăn ngừa kích ứng do ánh nắng mặt trời.
- Cây bạch quả: chống lão hóa.
- Cúc la mã: kháng viêm, ngăn ngừa mẩn ngứa, dị ứng hiệu quả.
- Hoa cúc: kháng viêm, làm dịu những làn da nhạy cảm.
Sản phẩm dùng cho cả mặt và body. Chỉ số chống nắng trên da là SPF 30 / PA+++.
Ngoài ra thương hiệu Naris còn có nhiều sản phẩm chống nắng siêu hot hit cho mùa hè năm nay, bạn có thể xem thêm:
Cách chọn, dùng kem chống nắng cho trẻ an toàn
Chọn kem chống nắng cho trẻ như thế nào?
Các bác sĩ khuyên rằng các sản phẩm chống nắng cho trẻ em có chỉ số chống nắng từ 30 – 50 là phù hợp, vì nếu chỉ số SPF thấp hơn 15 sẽ không đủ khả năng bảo vệ da trẻ nhỏ, trước tác động của tia cực tím.
Chọn mua kem chống nắng có độ “bảo vệ phổ rộng”, bảo vệ da của trẻ khỏi bức xạ uva và uvb.
Xem thành phần có trong kem chống nắng dành cho trẻ nhỏ, xem có các thành phần lành tính và không khiến da trẻ bị kích ứng không?
Chọn kem chống nắng cho trẻ an toàn là loại kem chống nắng không cồn, không hương liệu, không paraben.
Tóm lại, da trẻ nhỏ sau sinh rất mỏng manh và yếu ớt. Khi sinh ra da của bé đã có thể những vi khuẩn, chính vì thế mà các bậc cha mẹ cần để ý, và vệ sinh da cho trẻ một cách khoa học. Khi cho trẻ da ngoài, tiếp xúc môi trường và ánh nắng mặt trời cần bảo vệ che chắn, bôi kem chống nắng dành cho trẻ, hãy chọn những sản phẩm an toàn, lành tính giúp bảo vệ da con yêu tốt nhất.