Mụn đầu đen là một trong những loại mụn thường gặp, mặc dù không gây sưng tấy, đau đớn nhưng mụn đầu đen ảnh hưởng đến thẩm mỹ, khiến chị em mất tự tin. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn mụn đầu đen là gì? Nguyên nhân và cách trị mụn hiệu quả.
Mụn đầu đen là gì?
Mụn đầu đen được hình thành từ các lỗ nang lông trên da bị tắc nghẽn do tế bào chết, vi khuẩn và bụi,… Không giống với các loại mụn khác, loại mụn này bị oxy hóa do tiếp xúc trực tiếp với không khí và dần chuyển thành màu đen đặc trưng.
Mụn đầu đen có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, tuy nhiên phổ biến nhất là mũi, trán, cằm và có khi ở hai bên má…
Thông thường mụn đầu đen không sưng, đau như mụn mủ. Tuy nhiên, bạn cần hạn chế cạy, nặn vì có thể gây viêm nhiễm khiến tổn thương trên da càng thêm nghiêm trọng.
Mụn đầu đen có tự hết được không?
Mụn đầu đen khá “cứng đầu” do đó thông thường chúng không thể tự hết được. Tuy nhiên, nếu bạn biết chăm sóc da đúng cách những nốt mụn đầu đen sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Đối với trường hợp mụn đầu đen mọc lâu năm, chúng không thể tự biến mất, mà cần có sự tham gia điều trị của một phương pháp chuẩn khoa học. Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý tới chế độ chăm sóc da hàng ngày, hình thành thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý.
Nguyên nhân gây ra mụn đầu đen
Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mọc mụn đầu đen:
Tuổi tác: mụn đầu đen có thể gặp ở mọi lứa tuổi khác nhau, trong đó nhiều nhất ở tuổi dậy thì. Bởi lúc này cơ thể có sự thay đổi, chuyển hóa nội tiết tố, bã nhờn được tiết ra quá mức gây tắc nghẽn lỗ chân lông, hình thành nên mụn.
Yếu tố môi trường: thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, ô nhiễm sẽ khiến làn da bị tổn thương, ảnh hưởng đến sự điều tiết và hoạt động của tuyến bã nhờn.
Mặc quần áo quá chất cũng gây bít tắc lỗ chân lông
Sử dụng các loại thuốc tránh thai, thuốc gây tắc nghẽn lỗ chân lông cũng là nguyên nhân dẫn đến mụn đầu đen.
Chế độ ăn uống thiếu khoa học: ăn quá nhiều đồ cay nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, hút thuốc lá, sử dụng rượu, bia khiến da tăng cường sản xuất bã nhờn, gây mụn.
Ngoài ra, tình trạng căng thẳng kéo dài, hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) và hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) cũng thúc đẩy việc mụn đầu đen hình thành.
Việc xác định chính xác nguyên nhân mụn đầu đen sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị.
Mụn đầu đen thành nốt ruồi
Nhiều người thường có quan niệm rằng, mụn đầu đen thành nốt ruồi nếu như không được điều trị sớm. Nhưng trên thực tế, các chuyên gia da liễu khẳng định rằng: mụn đầu đen không dẫn đến nốt ruồi bởi bản chất của chúng hoàn toàn khác nhau.
Nốt ruồi hình thành từ phần dưới của lớp biểu bì do sự phân bố không đồng đều của các tế bào melanocytes. Còn mụn đầu đen lại được hình thành từ sự tích tụ của bã nhờn, bụi bẩn và tế bào chết. Từ đó, có thể thấy mụn đầu đen và nốt ruồi không hề liên quan tới nhau.
Trị mụn đầu đen ở mũi tại nhà
Cách trị mụn đầu đen ở trẻ sơ sinh
Da trẻ sơ sinh khá mỏng, do đó, khi thực hiện các cách trị mụn đầu đen ở trẻ sơ sinh, bạn cần hết sức nhẹ nhàng. Dưới đây là một số cách chữa mụn đầu đen tại nhà cho trẻ sơ sinh:
Cách trị mụn đầu đen bằng trứng gà
Trong trứng gà có chứa nhiều các hoạt chất như: Protein, collagen, vitamin A, B,… giúp duy trì độ ẩm, làm chậm quá trình lão hóa da, đảm bảo sự săn chắc và đàn hồi của da. Bên cạnh đó, trứng gà cũng có chứa enzyme lysozyme có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, lấy đi bã nhờn, làm sạch lỗ chân lông trên da.
Chuẩn bị nguyên liệu: trứng gà
Cách thực hiện:
Đun sôi nước rồi thả trứng gà vào, dùng đũa khuấy tròn quả trứng gà trong 1 phút
Đun sôi 5 phút thì tắt bếp
Cho trứng ngâm vào bát nước lạnh đến khi bớt nóng thì bóc vỏ
Lăn quả trứng trên vùng bị mụn đầu đen khoảng 5 – 7 phút.
Trị mụn đầu đen ở mũi bằng nha đam
Nha đam là một nguyên liệu làm đẹp được ưa chuộng trong dân gian với công dụng làm sáng da, cung cấp độ ẩm. Không những vậy, nha đam còn hỗ trợ làm mờ thâm, sẹo, ngăn ngừa mụn hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu: nha đam
Cách thực hiện:
Rửa sạch lá nha đam, gọt vỏ, lấy phần thịt xay nhuyễn
Rửa mặt sạch rồi đắp lên một lớp gel mỏng trong 15 – 20 phút rồi rửa lại mặt với nước ấm.
Lưu ý, bạn chỉ nên thực hiện phương pháp này mỗi tuần 2 lần
Cách trị mụn đầu đen bằng mật ong
Mật ong được lựa chọn sử dụng trong việc trị mụn đầu đen ở trẻ sơ sinh bởi nhiều tác dụng nổi bật như: giúp lỗ chân lông thông thoáng, ngăn ngừa thâm sẹo, kích thích sản xuất collagen, cấp ẩm và làm sáng da, tăng cường sức đề kháng cho da.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 – 2 thìa mật ong
Cách thực hiện:
Rửa mặt sạch
Lấy mật ong bôi lên vùng da bị mụn, massage trong 1 – 2 phút
Rửa lại mặt bằng nước sạch sau 10 – 15 phút
Cách trị mụn đầu đen ở tuổi dậy thì
Ngoài những cách trị mụn đầu đen cho trẻ sơ sinh, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp chữa mụn đầu đen sau:
Cách trị mụn đầu đen bằng kem đánh răng
Trong kem đánh răng có chứa nhiều thành phần tốt cho việc chữa lành tình trạng mụn đầu đen, đặc biệt là baking soda. Hoạt chất này giúp cân bằng nồng độ PH trên da, kiểm soát tình trạng tiết bã nhờn, làm se khít lỗ chân lông, giảm mụn hiệu quả.
Chuẩn bị nguyên liệu: kem đánh răng trắng, bàn chải có lông mềm
Cách thực hiện:
Rửa mặt sạch
Bôi kem đánh răng lên vùng da mụn, dùng bàn chải đánh răng chà nhẹ khoảng 5 – 7 phút
Rửa lại mặt bằng nước sạch
Cách trị mụn đầu đen bằng cơm nóng
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong cơm nóng có chứa hàm lượng lớn vitamin B và vitamin D giúp đẩy nhanh nhân mụn ra ngoài. Đồng thời, nó cũng lấy đi lớp bụi bẩn tích tụ xung quanh miệng lỗ chân lông, từ đó giảm mụn.
Chuẩn bị nguyên liệu: cơm nóng, khăn bông
Cách thực hiện:
Rửa mặt và lau khô bằng khăn bông mềm
Lấy một muỗng cơm, nắn tròn rồi lăn trực tiếp trên vùng da mụn
Thực hiện trong khoảng 5 – 10 phút, áp dụng từ 10 – 15 ngày để nhận được hiệu quả.
Vừa rồi chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc mụn đầu đen là gì? Nguyên nhân và cách trị mụn hiệu quả, hy vọng đã mang đến những kiến thức tuyệt vời. Nếu thấy hữu ích, hãy chia sẻ với những người xung quanh để cùng đẩy lùi mụn đầu đen bạn nhé.