Bệnh viêm da tiết bã nhờn thường dai dẳng khó điều trị, và dễ tái phát lại. Bệnh làm mất thẩm mỹ trên khuôn mặt, gây mất tự tin và khó coi, khiến người bệnh khó chịu. Vậy làm thế nào để biết bạn có đang mắc bệnh viêm da tuyến bã nhờn, cách điều trị, lưu ý gì khi mắc bệnh này. Hãy tìm hiểu cùng NATURE PCS nhé!
Viêm tuyến bã nhờn là bệnh gì?
Bệnh viêm da mãn tính với những mãng da màu hồng bong tróc vùng da tiết nhiều bã nhờn như: Cách mũi, chân mày, mang tai, trên đầu, trước ngực đó được gọi là bệnh viêm da tiết bã hay viêm da dầu.
Một loại bệnh lý mãn tính về da, dễ tái phát khó điều trị triệt để, bệnh thường dai dẳng. Người thuộc da dầu thường dễ mắc bệnh lý này hơn những người có làn da bình thường, bệnh có thể bị ở mọi lứa tuổi, giới tính, trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh. Ở trẻ em bệnh viêm da bã nhờn này có tên gọi khác là bệnh “cứt trâu”.
Bệnh xuất hiện trên da, vùng da bị bệnh đỏ ửng, bong tróc.
Bệnh viêm da tiết bã nhờn không gây nguy hiểm tới sức khỏe của người bệnh, nhưng bệnh này gây ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài khiến bệnh nhân mất tự tin và để lại cảm giác khó chịu.
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã nhờn
Theo các chuyên gia về da liễu thì nguyên nhân khiến da bị bệnh viêm da tiết bã nhờn , chỉ có thể lý giải được nguyên nhân da tăng tiết bã khiến da bị viêm, đồng thời nấm, vi khuẩn là tác nhân trong cơ chế sinh bệnh.
Các yếu tố khiến da bị viêm:
- Da bị tiết dầu nhờn quá nhiều.
- Hormon trong cơ thể thay đổi, ảnh hường nội tiết khiến da tiết nhiều dầu nhờn.
- Yếu tố di truyền.
Tình trạng viêm da tiết bã sẽ nặng hơn khi:
- Stress tinh thần.
- Mắc bệnh Parkinson.
- Bị bệnh thần kinh.
- Thay đổi nội tiết.
- Chế độ dinh dường không hợp lý: đồ ăn nhiều dầu, chất kích thích.
Triệu chứng bệnh viêm tuyến bã nhờn
Bệnh diễn da chậm, dấu hiệu và triệu chứng bệnh biểu hiện rất từ từ, không có cảm giác, nên thường người bệnh không để ý. Dần dà bệnh nặng lên, bắt đầu có các cảm giác như ngứa ngáy, đỏ ửng, khó chịu. Khi thời tiết nắng nóng, cơ thể tiết mồ hôi, dầu nhờn tăng lên khiến da ngứa ngáy.
Dấu hiệu nhận biết viêm tuyến bã nhờn:
- Mẫn đỏ, trên da phủ vảy trắng – xám, khô hoặc mờ nhờn, hoặc có thể thấu cả miếng vảy trắng trên da ở ngực, lưng.
- Ngực lưng xuất hiện các mẫu hình tròn nhìn tựa nấm da.
- Kẽ tai có những vết đỏ, nứt.
- Các vùng chân tóc, lông mày, râu có vảy da màu trắng bám như gàu.
- Trên mặt có các vệt, mảng da chết, bong tróc.
- Các vùng nếp gấp tay, chân, bẹn, mông thường có màu đỏ, nứt kẽ, nếu bệnh nặng, cọ sát nhiều có thể có dịch vàng.
Viêm da tiết bã có tự hết không?
Bệnh viêm da tiết bã nhờn như đã nói trên, bệnh rất khó trị khỏi hẵn, cứng đầu thường bị tái phát. Chỉ có thế xác định là sống chung. Sẵn sang tâm lý khi bệnh đã khỏi, nhưng sẽ quay lại.
Chỉ có thể áp dụng các cách làm giảm triệu chứng của bệnh như một số phương pháp sau.
Chữa viêm da tiết bã bằng dân gian
1. Chữa viêm da tiết bã bằng nha đam
Trong nha đam có 23 loại axit amin tự nhiên, nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể, Nha Đam còn có tác dụng làm mát dịu, thanh nhiệt và giải độc. Ngoài ra nó có chứ thành phần kháng vi rus gây bệnh, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Sử dụng Nha Đam để điều trị bệnh viêm da tiết bã, hoạt chất có trong nha đam sẽ kháng vi khuẩn gây nấm da, làm dịu da, ngăn ngừa bệnh lan rộng, phục hồi những vùng ra bong tróc tổn thương.
Cách làm:
Dùng phần gel của nha đam, xay nhuyễn, đắp lên vùng da bị viêm da, giữ nguyên trong vòng 15 phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
2. Chữa viêm da tiết bã bằng lá bạc hà
Lá bạc hà tính cay, mát thường dùng để chữa cách bệnh viêm nhiễm, có tính kháng khuẩn cao. Khi tiếp xúc với vùng da bị tổn thương do viêm nhiễm dẽ loại bỏ tác nhân gây hại da ngăn ngừa sự lây lan, chữa viêm da, giúp lỗ chân lông thông thoáng, hạn chế tiết bã nhờn trên da.
Cách làm:
Dùng lá bạc hà tươi, rửa sạch, cho vào nồi cùng với nước trắng bắc lên bếp đun sôi khoảng 5 phút. Sau đó để nguội, nước đó dùng để rửa vệ sinh những vùng da bị viêm, dùng lá massage nhẹ nhàng.
Hoặc dùng lá bạc hà tươi, vắt lấy nước thoa nước đó trực tiếp lên da, dùng bã mass nhẹ trên da, làm lại mỗi ngày.
3. Chữa viêm da tiết bã bằng rau má
Lá rau má có tính hàn, tâm cay, khổ đắng có tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Lá rau má có tác dụng thanh lọc, ngoài ra cần chữa bệnh viêm da, làm giảm các tổn thương trên da nhanh chóng hiệu quả.
Cách làm:
Chuẩn bị lá rau má tươi rửa sạch và muối trắng, giã nát rồi cho chút muối vào tấm vài lọc, thấm lên vùng da bị viêm. Giữ nguyên khoảng 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch, làm đều đặn mối ngày.
Người bị viêm da tiết bã nhờn dùng mỹ phẩm cần lưu ý
Người bị viêm da tiết bã nhờn có làn da dễ kích ứng, mẩn ngứa, da khô và bong chóc. Những người bị mắc bệnh này nên dùng những dòng mỹ phẩm dưỡng da ẩm giảm bớt tình trạng khô da. Các sản phẩm nguồn gốc từ thiên nhiên không gây kích ứng da, thành phần dịu nhẹ.
Chọn sửa rửa mặt loại bỏ lớp sừng, da chết giúp da sạch thoáng mà không bị kích ứng, có thành phần lành tính độ ph khoảng 4,5 tới 5,5. Loại bỏ những sản phẩm sữa rửa mặt có thành phần lành tính.
Dùng nước dưỡng da cân bằng độ ph giữ ẩm cho da, giúp da khỏe mạnh.
Chọn kem chống nắng cho da dầu nên là những dòng sản phẩm kiềm dầu nhờn, có thành phần dưỡng da giữ ẩm.
Không nên dùng các sản phẩm có chất kem đặc, vì dễ gây bít lỗ chân lông. Da dầu nhờn nên dùng sản phẩm chất lỏng, nhẹ dạng: sữa, gel, xịt.
Tóm lại: Làn da viêm tuyến tiết bã nhờn gây mụn cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt, bệnh không thể trị khỏi triệt để vì vậy phải để ý và điều trị lâu dài, phòng bệnh có thế tái phát nặng, trở lại tình trạng viêm mụn như ban đầu. Nên dùng những dòng sản phẩm mỹ phẩm từ thiên nhiên, không kích ứng da, cân bằng ph và dưỡng ẩm.
Bạn có biết: Insulin là tác nhân gây nổi mụn trên da?