Insulin là tác nhân khiến da nổi mụn?

Insulin là tác nhân khiến da nổi mụn, bạn đã bao giời nghe tới điều này chưa? insulin trong cơ thể tăng có thể dẫn đến việc tạo ra một loại hormone kích thích tăng sản xuất bã nhờn IGF-1 – khi stress xảy ra sẽ kết nối với kháng insulin và làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Để hiểu rõ hơn về insulin là gì? Insulin ảnh hưởng như nào tới nổi mụn trên da. Hãy tìm hiểu cùng NATURE PCS nhé!

Insulin là gì?

Insulin là một loại hormone được sản xuất bởi các tế bào beta của đảo tụy, có tác dụng điều chỉnh sự chuyển hóa carbohydrate, chất béo và protein bằng cách thúc đẩy sự hấp thụ glucose từ máu vào tế bào gan, mỡ và cơ xương. Chuyển hóa mô mỡ và gan thành năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

Insulin la gi
Insulin là gì?

Insulin ảnh hưởng lớn tới lượng đường trong máu

“Bệnh đái tháo đường (hay Tiểu đường, Đái đường) là một bệnh chuyển hoá, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu hoàn toàn hoặc không hoàn toàn chất insulin (hormon của tuyến tuỵ) trong máu. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng, bệnh ĐTĐ biểu hiện bằng sự rối loạn chuyển hoá glucose, nồng độ glucose trong máu ngày càng tăng và xuất hiện glucose trong nước tiểu.

ĐTĐ typ 1 là ĐTĐ lệ thuộc insulin (hay gặp ở người trẻ tuổi)Đây là một tình trạng rối loạn chuyển hoá, mà nguyên nhân chính là do tế bào beta của tuyến tuỵ không tổng hợp và tiết đủ insulin, lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, nên không thể điều hoà được lượng glucose trong máu. ĐTĐ typ 1 là một bệnh thể nặng, thường xuất hiện đột ngột, diễn biến cấp tính, hay gặp sau khi nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, có thể dẫn đến hôn mê.

Khác với ĐTĐ typ 1, bệnh ĐTĐ typ 2 không lệ thuộc insulin. Bệnh hay gặp ở người cao tuổi, người béo, nữ mắc nhiều hơn nam. Đối với thể bệnh này, insulin do tuyến tuỵ tiết ra có thể đạt được số lượng như người bình thường nhưng lại giảm hoặc không có tác dụng điều hoà lượng glucose trong máu, do có kháng thể kháng insulin chống lại hoặc receptor tiếp nhận insulin trên màng tế bào bị hỏng. Đây là thể bệnh phổ biến, có tới hơn 90% số người bị ĐTĐ là thuộc typ 2.”

Nguồn: benhvien108.vn

Insulin là nguyên nhân khiến da nổi mụn

Cơ thể sẽ tiêu hóa chất béo dư trữ trong cơ thể chậm lại khi insulin được tiết ra trong tuyến tụy tiêu thụ ngay các chất dinh dưỡng vừa được hấp thu.

Insulin tác động trên tế bào chất béo do đó nó làm tăng việc tích lũy mỡ. Sự gia tăng glucose và chất béo làm tăng dự trữ béo trong cơ thể.

Tăng insulin có thể dẫn đến việc tạo ra IGF-1 – một loại hormone kích thích tăng sản xuất bã nhờn, khi stress xảy ra sẽ kết nối với kháng insulin và làm cho tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn.

Insulin là nguyên nhân khiến da nổi mụn?
Insulin nguyên nhân khiến da nổi mụn?

Dưới đây là những hormone góp phần đáng kể vào nguyên nhân nổi mụn ở mặt:

  • Insulin
  • Insulin-like growth factor-1 (IGF-1)
  • Insulin và IGF-1 kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh.

Ngoài ra, hormone này còn tác động lên tuyến thượng thận, cơ quan sinh dục. Gián tiếp sản xuất ra nhiều hormone Androgen. Vì vậy mà gây nổi mụn.

Hai hormone này gia tăng do chế độ ăn nhiều đường bột, sữa, cơm, phở, bún, bánh mì,… Các thức ăn này làm tăng nồng độ hormone insulin (hyperinsulinemia) trong máu.

Có nghiên cứu cho thấy sữa bò khiến Insulin trong cơ thể sản xuất nhiều hơn, dẫn đến lượng bã nhờn trên da tăng, làm nặng tình trạng viêm da tiết bã nhờn ở mặt, tăng nguy cơ mụn trứng cá tuổi dậy thì.

Hạn chế những nhóm thực phẩm sau ảnh hướng tới làn da

  • Thực phẩm chứa lượng đường cao.
  • Thực phẩm nhiều chất béo và dầu mỡ.
  • Các sản phẩm từ sữa.
  • Chất kích thích (rượu, bia, caffeine, đồ cay nóng).

Ngoài việc kiểm soát da tiết dầu nhờn từ chế độ ăn uống thì bạn cũng nên dùng các sản phẩm mỹ phẩm kiềm dầu để cải thiện làn da dầu, ngăn ngừa – hạn chế mụn trên da.

Dùng mỹ phẩm kiềm dầu, hạn chế da tiết bã nhờn

Nếu da bạn đang là loại da dầu, thì bạn nên lựa chọn cho mình những loại mỹ phẩm có tính kiểm dầu: từ sữa rửa mặt kiềm dầu, nước dưỡng, kem dưỡng kiềm dầu, kem chống kiềm dầu.

Tại sao da dầu nên dùng mỹ phẩm kiềm dầu?

Da tiết dầu nhờn thường mang cảm giác bóng nhờn khó chịu trên da, dễ bám bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông vào tạo điều kiện cho gốc tự do, vi khuẩn vi rus làm ổ tấn công gây viêm mụn, ngoài ra da tiết dầu thường làm lỗ chân lông to, mất thẩm mỹ.

Để khắc phục tình trạng da dầu nhờn thì dùng mỹ phẩm kiềm dầu là một trong những cách kiềm dầu cho da tốt nhất.

1. Rửa mặt đúng cách bằng sữa rửa mặt kiềm dầu

Da dầu làm lỗ chân lông to, bụi và gốc tự do sẽ dễ dàng len lỏi vào sâu bên trong, bám chặt trong lỗ chân lông, lâu ngày hình thành mụn cám – mụn đầu đen – mụn viêm. Làm sạch ra mặt bằng sữa rửa mặt, cuốn trôi dầu nhờn và bụi bẩn trên da, giúp da thông thoáng, sạch mụn.

Da nhờn cần lựa chọn sữa rửa mặt có tính khử khuẩn nhẹ, nên chọn những dòng sửa rửa mặt thiên nhiên – không gây kích ứng da (da bị kích ứng càng tiết nhiều dầu).

Rửa mặt cho làn da kiềm dầu, nên massage nhẹ nhằng, không được chà xát da, khiến da bị kích ứng, tổn thương.

2. Dùng giấy thấm dầu

Luôn bỏ túi cho mình vũ khí bí mật “giấy kiềm dầu”, giấy thấm dầu tiện lợi, dễ mang theo bên mình. Da dầu nhờn, cần được làm sạch kịp thời nếu không bụi sẽ bám chặt sâu vào bên trong, chờ tới lúc được làm sạch thì đã rất khó để lấy ra. Dùng giấy thấm dầu thường xuyên, kịp thời giúp da loại bỏ dầu nhờn trên da một cách nhanh chóng, hiệu quả.

3. Dùng phấn, kem dưỡng kiềm dầu

Các sản phẩm phấn, kem kiềm dầu sẽ giúp da kiểm soát dầu nhờn tiết da, các sản phẩm này sẽ hút đi lớp dầu dư và che đi khuyết điểm, lỗ chân lông to.

4. Kem chống nắng kiềm dầu

Kem chống nắng một trong những món đồ không thể thiếu của cả nam nữ, đặc biệt là nữ giới khi đi ra ngoài.

Dùng kem chống nắng có tác dụng chống nắng, bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím UV. Ngoài ra còn có những sản phẩm chống nắng nâng tone da thay kem nền, kem chống nắng kiềm dầu giúp da dầu chống nắng, hạn chế dầu nhờn, cải thiện da dầu hạn chế ngăn ngừa nguy cơ bắt nắng đen da hay sạm da.

Da dầu thường dễ bắt nắng hơn những làn da khác, vì vậy lựa chọn những sản phẩm chống nắng giúp da kiềm dầu tối ưu cực kì quan trọng, không chỉ giúp da chống nắng mà còn giúp da khô, thông thoáng, không bết dính. Nếu không chọn loại kem chống nắng phù hợn sẽ khiến da ngày càng chở nên tồi tệ hơn.

Lựa chọn kem chống nắng cho da dầu cần để ý tới các chỉ số chống nắng quan trọng: SPF/PA chọn phù hợp giúp da dễ chịu, dễ thở.

Với da dầu nên chọn các sản phẩm kem chống nắng có thành phần và kết cấu mỏng nhẹ như dạng: SỮA, GEL, XỊT.

Nếu chọn dạng kem chống nắng đặc sẽ khiến da da bị bít tắc, gây mụn, khiến tình trạng da xấu đi.

Tóm lại: insulin có thể dẫn đến việc tạo ra IGF-1 – một loại hormone kích thích tăng sản xuất bã nhờn, khi stress xảy ra sẽ kết nối với kháng insulin khiến da lên mụn. Để khắc phục tình trạng da tiết nhiều dầu nhờn, cần để ý tới chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn đồ nóng – dầu mỡ – chất kích thích. Ngoài ra nên dùng những sản phẩm mỹ phẩm kiềm dầu, dùng đúng cách giúp da thông thoáng hạn chế tiết dầu.

Rate this post

Bài viết liên quan

boi kem chong nang bi vet trang

Cách bôi kem chống nắng không bị vệt trắng

Bôi kem chống nắng để lại vệt trắng trên mặt…

di ung kem chong nang

Dị ứng kem chống nắng cần phải làm gì khi bị ngứa, lên mụn

Kem chống nắng bảo vệ da khỏi tác hại của…

tẩy trang bằng mật ong

TỐT NHẤT nên tẩy trang kem chống nắng bằng gì

Việc tẩy trang là rất quan trọng và cần thiết,…

Cách dùng kem chống nắng đúng cách, không bị mụn.

Cách sử dụng kem chống nắng để không bị mụn ẩn

Với cái thời tiết vào hè nóng nực oi bức…

có nên chống nắng vào ban đêm trước khi đi ngủ

Có nên bôi kem chống nắng trước khi đi ngủ

Chúng ta thường nghĩ rằng, vào buổi tối khi mặt…

Bôi kem chống nắng lượng bao nhiêu là đủ

Bôi kem chống nắng một ngày mấy lần, bao nhiêu là đủ?

Để bảo vệ làn da của mình trong mùa hè…

Gel chống nắng thách thức nắng hè

Gel chống nắng Naris có TỐT như lời đồn?

Bạn đang tìm kiếm “Gel chống nắng Naris”? Liệu sản…

kem chống nắng handmade

Mách bạn cách tự làm kem chống nắng Handmade từ thiên nhiên

Tự làm kem chống nắng Handmade tại nhà là lựa…

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *